CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ MINH HÀ

NƯỚC MẮM THANH HÀ – GIA ĐÌNH 100 NĂM LÀM NGHỀ NƯỚC MẮM Ở PHÚ QUỐC


100 năm – một khoảng thời gian đủ dài để thấm đượm tinh thần dân tộc trong từng giọt mắm vàng ươm, sánh đượm vị ngọt dịu tự nhiên của cá biển.

Nhắc đến Phú Quốc, ai cũng biết nơi đây nổi tiếng về loại nước mắm thơm ngon đặc trưng trên cả nước Việt. Nhưng có mấy ai thật sự hiểu được những giọt mồ hồi, công sức, những tâm tư, lo lắng ẩn chứa đằng sau đó. Dạo gần đây các kênh truyền thông đăng tải khá nhiều thông tin trái chiều về sản phẩm nước mắm truyền thống. FoodMap đã quyết định đến tận nơi để tìm hiểu về quy trình sản xuất của sản phẩm này, để trò chuyện với người ngư dân, với người làm nghề nước mắm truyền thống.

Chỉ khi đến đây, có dịp tận mắt chứng kiến quá trình làm nước mắm thủ công theo phương pháp hoàn toàn truyền thống, cùng trải nghiệm đi thuyền ra biển với ngư dân, theo chân các công nhân vào các nhà thùng ủ chượp, nếm thử vị nước mắm nhĩ vừa mới ra lò mới biết công việc này cũng lắm công phu, cũng đòi hỏi biết bao công sức chăm sóc, kiểm tra sát sao kỹ càng thì mới đạt được chất lượng thành phẩm như ý.

Chỉ riêng việc ra khơi để đánh bắt cá tươi đã tốn của ngư dân hẳn 10 tiếng ròng rã chạy trên biến, xấp xỉ 100 hải lý (khoảng 180 cây số). Thường một lần ra khơi như vậy họ sẽ đi khoảng từ 10 ngày đến nửa tháng. Ngư dân Phú Quốc không chờ đến khi quay trở lại đất liền mới ướp cá mà họ chuẩn bị sẵn kho muối trước khi lên đường để khi bắt được cá, cá sẽ được ướp ngay với tỉ lệ 3 cá 1 muối để đảm bảo nguyên liệu đạt độ tươi hoàn hảo nhất. Trong nhà thùng, mỗi thùng gỗ chứa sẽ có một mã riêng dán trên thân thùng để người nghệ nhân có thể theo dõi và tính toán chính xác thời gian ủ chượp cần thiết và thời gian nào là lúc để chắt ra những giọt mắm nhĩ đầu tiên.

Có thể nói qua bao nhiêu công đoạn, cuối cùng những gì tinh túy nhất của biển cả đều đã được chắt lọc trong từng giọt mắm nguyên chất. Cũng không sai khi nói rằng cái hồn của biển đều đã hiện hữu vào đấy cả, và công việc của những người nghệ nhân làm ra nước mắm là cả một nghệ thuật. Vậy mà buồn thay, cái nghệ thuật, cái truyền thống ấy đang dần bị mai một khi ngày càng nhiều hộ gia đình từ bỏ nghề của ông cha này để tìm kiếm một cái nghề đỡ bấp bênh hơn. Chị Ngân có chia sẻ với tôi rằng thời cực thịnh, người dân trên đảo sống chủ yếu dựa vào nghề làm nước mắm. Lúc bấy giờ, trên toàn đảo có đến hơn 200 nhà thùng lớn nhỏ khác nhau. Vậy mà chỉ cách đây 5 năm, số lượng nhà thùng giảm xuống chỉ còn gần 90 nhà thùng. Đáng buồn hơn nữa là con số ấy chỉ còn lại khoảng hơn 50 nhà thùng trong 2-3 năm trở lại đây. Sợ rằng con số ấy sẽ còn giảm nữa và truyền thống làm nước mắm sẽ lại ngày càng mai một dần…

100 năm, 4 thế hệ người con trong gia đình nước mắm Thanh Hà vẫn miệt mài lưu giữ truyền thống gia đình, cũng là một cách để lưu giữ cái hồn của dân tộc. Nhưng nhìn người dân quê mình rời bỏ nghề truyền thống ngày càng nhiều quả thật có chút nuối tiếc về một thời văn hóa vàng son. Làm thế nào để lưu giữ một nét hồn dân tộc quê hương này là trăn trở không chỉ riêng của chị Ngân và chú Hoàng nơi đây…!

Banner Brand
Banner Brand
Banner Brand
Banner Brand
Banner Brand

Sản phẩm đã xem

TOP