Công cụ đánh giá mức độ thực hành kinh doanh bền vững theo nguyên tắc Kinh tế tuần hoàn

  • Biên tập bởi
  • foodmap ngày 01/02/2024
  • 2965

 

cong cu danh gia CE

gioi thieu 1gioi thieu 2

gioi thieu 3

gioi thieu 4

gioi thieu 5

Phần I: Lý thuyết

1.Các khái niệm/thuật ngữ

Các khái niệm, thuật ngữ chuyên môn về KTTH được sử dụng trong sổ tay dưới đây được sử dụng trong Công cụ đánh giá mức độ áp dụng nguyên tắc kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp tại Việt Nam. Các khái niệm, thuật ngữ này sẽ được làm rõ sau đây để doanh nghiệp hiểu biết rõ ràng về các khía cạnh được đánh giá trong công cụ và đưa ra câu trả lời phản ánh tốt nhất hiện trạng của doanh nghiệp trong việc áp dụng KTTH.

Kinh tế tuần hoàn

  • Khái niệm KTTH gắn kết chặt chẽ với hiệu quả sinh thái và nguyên tắc cradle-to-cradle. Hiệu quả sinh thái nghĩa là sử dụng ít tài nguyên và vật liệu cũng như thải bỏ ít hơn nhưng sản xuất nhiều sản phẩm hoặc cung cấp nhiều dịch vụ hơn. Nguyên tắc cradle-to-cradle xem xét toàn bộ vòng đời của sản phẩm qua các công đoạn sản xuất, sử dụng, và thải bỏ, qua đó tạo ra các vật liệu có thể được sử dụng và tái sử dụng liên tục và không giảm chất lượng theo hướng upcycling.
  • Khác với mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống với các công đoạn khai thác-sản xuất-sử dụng-thải bỏ (take-make-use-dispose) vốn phụ thuộc rất nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, mô hình kinh tế tuần hoàn cung cấp các giải pháp khả thi về mặt kinh tế để liên tục tái sử dụng vật liệu và sản phẩm cũng như sử dụng các tài nguyên tái tạo. Các biểu hiện cụ thể của KTTH trong doanh nghiệp được chi tiết hóa trong bảng sau.

kinh te tuan hoankinh te tuan hoan tt

vong doi san pham

Tái chế và Tái sử dụng

  • Tái sử dụng liên quan đến việc sử dụng sản phẩm nhiều lần trước khi loại bỏ, giúp tiết kiệm năng lượng và tài nguyên. Ngược lại, tái chế liên quan đến việc xử lý vật liệu để tái sử dụng chúng trong quy trình sản xuất, nhưng có thể đòi hỏi nhiều năng lượng hơn.
  • Ngoài ra, việc tái chế cũng gây ra thất thoát vật liệu, do rất ít vật liệu có thể tái chế và giữ lại toàn bộ giá trị. Ở đây chúng ta cần làm rõ nguyên tắc KTTH không đồng nghĩa với tái chế, và việc tái chế là giải pháp cuối cùng sau khi Giảm thiểu – Tái sử dụng (Reduce – Reuse – Recycle, một chiến lược quan trọng trong quản lý môi trường). Đối với doanh nghiệp, điều này có nghĩa là doanh nghiệp nên tối ưu hóa nguyên nhiên vật liệu, sau đó mới tiến tới Tái sử dụng và cuối cùng là Tái chế.

2. Quy trình đánh giá mức độ áp dụng nguyên tắc KTTH của doanh nghiệp

Quy trình đánh giá mức độ áp dụng nguyên tắc KTTH của doanh nghiệp áp dụng cách tiếp cận theo chuỗi giá trị, nghĩa là doanh nghiệp có thể tự đánh giá về mức độ áp dụng KTTH của mình trong lần lượt các khâu Xây dựng tầm nhìn và năng lực – Thiết kế sản phẩm – Thực hiện mua sắm – Sản xuất – Giao hàng – Khách hàng sử dụng sản phẩm – Thu hồi.

Bước 1: Đánh giá tầm nhìn và năng lực áp dụng KTTH của doanh nghiệp

Bước 1 giúp đánh giá liệu doanh nghiệp đã lồng ghép KTTH vào tầm nhìn của mình hay chưa cũng như đã có các sự chuẩn bị cần thiết về mặt nhân lực để áp dụng các thực hành KTTH hay chưa. Đây là bước đầu tiên doanh nghiệp cần thực hiện khi muốn áp dụng các nguyên tắc KTTH trong mô hình kinh doanh của mình, trước khi thực sự áp dụng KTTH trong các công đoạn của vòng đời sản phẩm.

nhom tieu chi mot

Bước 2: Đánh giá mức độ áp dụng KTTH trong công đoạn tiền sản xuất (thiết kế – mua sắm) và sản xuất

Bắt đầu từ bước 2, doanh nghiệp có thể tự đánh giá mức độ áp dụng nguyên tắc KTTH trong từng công đoạn của vòng đời sản phẩm. Bước 2 bao gồm các câu hỏi liên quan đến các thực hành KTTH trong thiết kế – mua sắm (tiền sản xuất) và sản xuất. Nhóm tiêu chí 2 bao gồm 8 câu hỏi cho công đoạn thiết kế sản phẩm, 6 câu hỏi cho công đoạn mua sắm và 5 câu hỏi cho công đoạn sản xuất. Các câu hỏi đề cập đến nhiều biểu hiện khác nhau của KTTH như thiết kế tuần hoàn, tối ưu hóa công năng, kéo dài vòng đời sản phẩm, giảm sử dụng các hóa chất độc hại, giảm thất thoát vật liệu, tái sử dụng nước thải và tối ưu hóa năng lượng… Tất cả các thực hành này giúp giảm thiểu tác động môi trường của sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đưa vào thị trường.

noi dung ban tieu chi 2noi dung ban tieu chi 2 (1)

Bước 3: Đánh giá mức độ áp dụng KTTH trong công đoạn sau bán hàng (giao hàng – sử dụng – thu hồi)

Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản phẩm không dừng lại ở công đoạn sản xuất. Trong xu thế toàn cầu về kinh doanh bền vững, trách nhiệm của doanh nghiệp được mở rộng ra các công đoạn giao hàng – sử dụng – thu hồi sản phẩm thải bỏ. Bước 3 giúp đánh giá xem doanh nghiệp đã áp dụng các thực hành tuần hoàn trong quá trình vận chuyển sản phẩm đến tay người dùng, các dịch vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp có các chương trình thu hồi sản phẩm thải bỏ để tái chế, tái sử dụng, hoặc xử lý theo đúng quy định nhằm giảm thiểu chất thải (nguy hại) ra môi trường. Trong Nhóm tiêu chí 3, những đánh giá về chính sách thu hồi sản phẩm của doanh nghiệp có vai trò quan trọng nhất, nhất là trong bối cảnh các quy định mới về Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất được giới thiệu trong Luật Bảo vệ môi trường 2020.

noi dung ban tieu chi 3noi dung ban tieu chi 3 (1)

Bước 4: Tổng hợp các kết quả và đánh giá

Bước 4 giúp tổng hợp kết quả chấm điểm 3 nhóm tiêu chí với thang điểm tối đa như sau

noi dung ban tieu chi 4

Như có thể thấy, Nhóm tiêu chí 2 có trọng số lớn nhất trong 3 ba nhóm tiêu chí, sau đó là Nhóm tiêu chí 3. Mức điểm tối đa trong 2 nhóm tiêu chí tiền sản xuất (2.1 và 2.2) cho thấy doanh nghiệp cần áp dụng nguyên tắc KTTH ngay từ những bước đầu của vòng đời sản phẩm thay vì chỉ thực hiện KTTH trong công đoạn sản xuất. Tương tự, mức điểm tối đa của Nhóm tiêu chí 3.3 – Thu hồi cũng phản ánh tầm quan trọng về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc thu hồi các sản phẩm thải bỏ để thực hiện tái sử dụng/tái chế/xử lý đúng quy cách nhằm giảm thiểu tác động đối với môi trường.

Dựa trên tổng điểm (được xây dựng trên thang điểm 100), doanh nghiệp sẽ được xếp loại về mức độ áp dụng KTTH như sau:

(1) Loại C đối với các doanh nghiệp có mức điểm tự đánh giá dưới 50 điểm…

(2) Loại B đối với các doanh nghiệp có mức điểm tự đánh giá từ 50 đến 80 điểm…

(3) Loại A đối với các doanh nghiệp có mức điểm tự đánh giá trên 80 điểm…

PHẦN II: THỰC HÀNH SỬ DỤNG CÔNG CỤ

Hướng dẫn sử dụng Công cụ

Trọng tâm của Phần II này là hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Công cụ đánh giá mức độ áp dụng nguyên tắc KTTH để doanh nghiệp có thể thực hiện tự đánh giá. Cấu trúc của Công cụ bao gồm: – Phần Giới thiệu Phần giới thiệu khái quát qua về cấu trúc của Công cụ cũng như bao gồm một tóm lược ngắn gọn về công cụ.

Hình 2: Minh họa phần giới thiệu của Công cụ – trang 10 – Sổ tay công cụ CE

Bảng 0: Thông tin chung về doanh nghiệp

Bảng 0 bao gồm các thông tin cơ bản về doanh nghiệp như tên doanh nghiệp, loại hình đăng ký kinh doanh, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp (dựa trên số lượng lao động), thông tin liên hệ và người thực hiện đánh giá. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh (mục B11) sẽ dựa trên Phụ lục 1 – Phân loại nhóm ngành doanh nghiệp theo mục tiêu bảo vệ môi trường. Bảng 1 bao gồm 16 câu hỏi như sau:

Bảng 0: Các hạng mục thông tin doanh nghiệp trong Bảng 0 – trang 11 – Sổ tay công cụ CE

Bảng 1: Nhóm tiêu chí 1 đánh giá tầm nhìn và năng lực áp dụng KTTH của doanh nghiệp

Bảng 1 được liên kết với Phụ lục 2 – Danh sách các tiêu chí và các phương án trả lời. Các phương án trả lời đã được tích hợp sẵn trong cột C để doanh nghiệp lựa chọn, giúp chuẩn hóa câu trả lời cũng như chuẩn hóa mức điểm. Mỗi câu hỏi có thể bao gồm 2 phương án trả lời hoặc nhiều hơn. Khi doanh nghiệp lựa chọn câu trả lời trong cột C, ô tương ứng trong cột D sẽ tự động tính toán mức điểm tương đương với câu trả lời đó. Doanh nghiệp không cần phải tự điền mức điểm, tránh gây sai sót. Một ví dụ về cách điền thông tin vào Bảng 1 được minh họa dưới đây:

bang tieu chi 1

bang 1 tieu chi 1

Bảng 2: Nhóm tiêu chí 2 đánh giá mức độ áp dụng KTTH trong các công đoạn tiền sản xuất (thiết kế – mua sắm) và sản xuất

Tương tự như Bảng 1, doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương án được tích hợp sẵn trong cột C và nhận điểm mức điểm tương ứng trong cột D. Đối với các câu hỏi định lượng cụ thể, doanh nghiệp cần đưa ra các báo cáo để chứng minh cho câu trả lời của mình. Trong trường hợp không thể cung cấp báo cáo chi tiết, doanh nghiệp có thể cung cấp phương pháp ước lượng để đi đến câu trả lời. Hình dưới đây minh họa cách điền Bảng 2.

Bảng 2: Nhóm tiêu chí 2 – trang 12 – Sổ tay công cụ CE

Bảng 3: Nhóm tiêu chí 3 đánh giá mức độ áp dụng KTTH trong các công đoạn sau bán hàng (giao hàng – sử dụng – thu hồi)

Bảng 3 có cấu trúc và cách sử dụng tương tự như Bảng 1 và Bảng 2. Bảng 3 cũng bao gồm một số câu hỏi định lượng đòi hỏi doanh nghiệp phải cung cấp các số liệu chứng thực hoặc phương pháp ước tính trong trường hợp không có số liệu chính xác.

Bảng 3: Nhóm tiêu chí 3 – trang 14 – Sổ tay công cụ CE

Bảng 4: Tổng hợp kết quả và đánh giá

Bảng 4 tổng hợp mức điểm đạt được từ hoạt động tự đánh giá của doanh nghiệp, phân loại theo từng nhóm tiêu chí cũng như mức tổng điểm đạt được. Doanh nghiệp không cần điền thông tin vào Bảng 4 và Bảng 4 cũng bị khóa để tránh các tác động ảnh hưởng đến kết quả tổng hợp. Bảng 4 cũng đưa ra 3 mức xếp loại và khuyến nghị đi kèm giúp doanh nghiệp đưa ra các kế hoạch phù hợp để cải thiện kết quả của mình và đẩy mạnh hơn nữa các thực hành KTTH.

Bảng 4: Minh họa bảng kết quả tổng hợp – trang 14 – Sổ tay công cụ CE

Bảng 4 cũng được tích hợp sẵn một sơ đồ mạng nhện được liên kết với bảng tổng điểm, giúp doanh nghiệp dễ hình dung các nhóm tiêu chí mà doanh nghiệp đã thực hiện tốt cũng như các nhóm doanh nghiệp mà doanh nghiệp chưa thực hiện tốt. Hình minh họa này giúp doanh nghiệp dễ dàng lên kế hoạch cải thiện mức độ thực hiện KTTH trong các công đoạn cụ thể.

so do tam nhin va chien luot cua doanh nghiep

Phụ lục 1: Phân loại nhóm ngành doanh nghiệp theo mục tiêu bảo vệ môi trường

Phụ lục 2: Danh sách các tiêu chí và các phương án trả lời

Phụ lục 3: Danh mục các hóa chất bị cấm

Phụ lục 4: Danh mục các hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh

Phụ lục 5: Danh mục các vật liệu hiếm

2. Khuyến nghị khi sử dụng công cụ và kết quả xác định tính ưu tiên

  1. Công cụ đánh giá mức độ kinh doanh bền vững của doanh nghiệp theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn (KTTH) là công cụ giúp doanh nghiệp tự thực hiện đánh giá mức độ áp dụng nguyên tắc KTTH cho chính doanh nghiệp của mình. Công cụ bao gồm các câu hỏi sơ bộ không quá chuyên sâu về kỹ thuật, cho phép một cán bộ không chuyên trách cũng có thể sử dụng.
  2. Bộ công cụ bao gồm một số các chỉ tiêu định lượng, đòi hỏi doanh nghiệp phải thu thập số liệu cụ thể hoặc đưa ra phương pháp ước tính trong trường hợp không có số liệu. Đối với các đánh giá chuyên sâu hơn và cần các tính toàn kỹ thuật chuyên sâu về vòng đời vật liệu, doanh nghiệp nên tham vấn các chuyên gia môi trường trong ngành nghề kinh doanh của mình.
  3. Doanh nghiệp.
  4. Đối với doanh nghiệp có tầm nhìn và năng lực chuyển dịch mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn chuyên sâu, doanh nghiệp có thể cân nhắc đăng ký các chứng chỉ quốc tế về tuần hoàn, ví dụ như chứng chỉ Cradle-2-Cradle) để nâng cao thương hiệu, tăng khả năng tiếp cận với các nguồn tài chính xanh.

TOP